(DĐDN) - Nghị định 99 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Chính phủ ban hành năm 2013 nhằm thay thế cho Nghị định 97 đã hết hiệu lực từ ngày 15/10/2013.
Chỉ dẫn thương mại quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ gồm các đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, …) và các đối tượng sau đây:
"Nhãn hàng hóa" là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hóa thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa.
"Khẩu hiệu kinh doanh" là một nhóm từ ngữ xuất hiện bên cạnh tên doanh nghiệp hoặc nhãn hiệu của sản phẩm nhằm nhấn mạnh mục đích hoặc tiêu chí kinh doanh. Ví dụ: Cà phê Trung Nguyên: “Khơi nguồn sáng tạo”.
"Biểu tượng kinh doanh" là ký hiệu, chữ viết, hình vẽ, hình khối được thiết kế một cách độc đáo và được coi là biểu tượng của doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh;
“Kiểu dáng bao bì hàng hóa” là thiết kế, trang trí bao bì hàng hóa, gồm hình dạng, đường nét, hình vẽ, chữ, số, màu sắc, cách trình bày, cách phối hợp màu sắc, cách bố trí.
Chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn là chỉ dẫn thương mại chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với chỉ dẫn thương mại tương ứng của chủ thể quyền yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh được sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự. Việc sử dụng chỉ dẫn nêu trên nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định 99 quy định xử phạt hành chính như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định như :” Bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ để bán hàng hóa, dịch vụ có gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ hoặc xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ; trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến trên 500.000.000 đồng.
Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Sử dụng chỉ dẫn thương mại trên giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, gồm cả phương tiện dịch vụ, biển hiệu, bao bì hàng hóa gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ hoặc xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác được bảo hộ .
Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế.
Ngoài ra, còn bị đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm nêu trên.
C